0967.922.911

Phần mềm Facebook Ninja xin phép chia sẻ bài viết trong cuốn Ebook của tác giả Xuân Linh. Bonus – Đo lường comment từ sở thích đã target trong Ads

PHẦN I – 6 CHỈ SỐ GIÚP BẠN ĐO LƯỜNG CHIẾN DỊCH QUẢNG CÁO FACEBOOK HIỆU QUẢ

1. CTR – Click Through Rate (Tỉ lệ nhấp chuột vào quảng cáo). Chỉ tiêu đo lường sự quan tâm của quảng cáo

CTR có thể nói là một chỉ số khá phổ biến trong mọi công cụ quảng cáo online mà nhà quảng cáo phải năm được. Chỉ số này thể hiện 2 yếu tố cô cùng quan trọng là lượt hiển thị (impression) và số lượt bấm (click) vào quảng cáo trong bất cứ một chiến dịch nào.

Mình đưa CTR lên đầu chính là vì đối tượng mục tiêu của quảng cáo thực hiện hành động đầu tiên là bấm (click) xem thêm quảng cáo, do vậy trong mỗi chiến dịch quảng cáo, nhà quảng cáo cần thiết phải tìm hiểu đầu tiên là chỉ số CTR.

Chỉ số CTR chỉ cho chúng ta biết được duy nhất một yếu tố đó là độ hấp dẫn của đối tượng mục tiêu với quảng cáo.

Đo lường quảng cáo Facebook

CTR là chỉ tiêu đo lường độ hấp dẫn của quảng cáo

Nếu quảng cáo của bạn nhắm đến đúng đối tượng mục tiêu có nhu cầu và sản phẩm của bạn thực sự phục vụ được nhu cầu đó, bạn sẽ thấy chỉ số CTR cao và ngày càng tăng lượng truy cập đổ về từ quảng cáo. Từ đó các chỉ số về sau như lượt chuyển đổi thành hành động hay các mục tiêu khác của chiến dịch quảng cáo cũng tăng theo. Tuy nhiên trong thực tế chiến dịch quảng cáo, chỉ số CTR thấp lại có thể mang lại tỉ lệ ROI tốt còn những chỉ số CTR cao lại chưa chắc chắn mang lại ROI như kì vọng. Ta có thể lấy một ví dụ như sau:

Mua Iphone 7 tặng Iphone 6” đây là một tiêu đề khá hấp dẫn mà nếu thực hiện quảng cáo chắc chắn số lượng người click vào rất nhiều. Điều này làm CTR quảng cáo chắc chắn sẽ rất cao, tuy nhiên để được tặng Iphone 6 luôn có những quy định ngặt nghèo và không phải ai cũng may mắn được tặng từ chương trình khuyến mại này, Do đó số lượng người tham gia cũng thấp theo (họ click vào chủ yếu là mang tính tò mò) dẫn đến tỉ lệ mua hàng iphone 7 chưa chắc đã cao.

Có 2 lý do dẫn đến chỉ số CTR thấp:

  • Quảng cáo không hấp dẫn: Thể hiện ở các tiêu đều quảng cáo không có hành động, cách thức trình bày về hình ảnh không bắt mắt, nội dung thông điệp không thống nhất, … Những đối tượng mục tiêu nhìn thấy quảng cáo và không có thiện cảm để bấm vào xem tiếp.
  • Quảng cáo sai đối tượng: Đây là một điều khá phổ biến khi nhà quảng cáo tham gia quảng cáo trên Facebook. Nguyên nhân là do chúng ta chưa hiểu rõ đối tượng khách hàng là ai, sở thích, độ tuổi, khu vực địa lý của họ như thế nào… Việc tiếp cận sai đối tượng cũng sẽ làm cho người nhìn thấy quảng cáo không có hào hứng để xem tiếp thông tin. VD: quảng cáo Sữa bổ sung canxi giảm loãng xương cho thanh thiếu niên.

Nếu bạn đang rơi vào trường hợp CTR thấp thì đây là lúc để bạn ngồi lại phân tích lại 2 nguyên nhân kể trên. Trong một số trường hợp CTR giảm dần theo thời gian khi mà tần suất của quảng cáo tăng dần. Bạn có thể hiểu là không ai muốn mặc đi mặc lại 1 bộ quần áo cả, con người luôn mong muốn sự mới mẻ và nếu quảng cáo của bạn xuất hiện quá nhiều (từ 4-5 lần hoặc hơn) trước mắt đối tượng mục tiêu chắc chắn việc khách không có tương tác là điều dễ dàng xảy ra.

Bạn chỉ cần nhớ rằng CTR giúp chúng ta hiểu được mức độ hấp dẫn của quảng cáo, không giúp chúng ta đánh giá toàn diện hiệu quả quảng cáo (ngoại trừ trường hợp mục tiêu của bạn đặt ra là gia tăng lượng truy cập về thì CTR lại là yếu tố quan tâm hàng đầu)

2 – Chỉ số CPM – Cost Per Mile (Chi phí trên 1000 lượt hiển thị)
Nắm bắt rõ ràng tổng chi phí quảng cáo

Chắc hẳn các bạn sẽ gặp phải vấn đề quảng cáo không hiệu quả và bạn không có được nhiều lượt tiếp cận tới đối tượng mục tiêu, số khách hàng từ đó cũng giảm –> ROI tổng thể giảm. Trong trường hợp này điều đầu tiên chúng ta suy nghĩ: có thể mình tiếp cận sai đối tượng, mình cần thử một hướng tiếp cận mới, hay cần thiết phải thay đổi hình ảnh và câu từ quảng cáo?

Trong trường hợp trên, điều đầu tiên để tìm hiểu nguyên nhân chính là rà soát lại chỉ số CPM (Chi phí trên 1000 lượt hiển thị)

Chỉ số CPM giúp bạn hiểu được 2 vấn đề trong 1 chiến dịch quảng cáo:

  • Phương án tối ưu để tiếp cận đến đối tượng mục tiêu, bạn nên nhớ nhắm đối tượng càng chi tiết bao nhiêu chỉ số CPM càng cao bấy nhiêu, đây là một quy tắc của mọi hình thức quảng cáo.
  • Số lượng đối thủ đang thực hiện quảng cáo tới cùng tập đối tượng mà bạn đang tiếp cận. Bạn hãy tưởng tượng khi Quảng cáo của bạn rơi vào khu vực đang có quá nhiều đối thủ đang tiếp cận đối tượng mục tiêu. Lúc ấy giá thầu để hiển thị trên 1 người dùng duy nhất sẽ bị đẩy lên cao khiến cho toàn bộ CPM tăng cao.

Thông thường các nhà quảng cáo hay bỏ quên chỉ số CPM bởi cho dù quảng cáo của bạn có thú vị thế nào, và hiện đang có được bao nhiêu lượt chuyển đổi thì tổng chi phí của bạn cho quảng cáo vẫn sẽ luôn ở mức cao khi CPM cao.

Với cùng 1 mức ngân sách giới hạn chi cho quảng cáo, chỉ số CPM tăng chắc chắn sẽ làm giảm hiệu quả cuối cùng của chiến dịch quảng cáo của bạn. Bạn thấy đấy CPM tăng thì cùng mức ngân sách đó bạn sẽ giảm dần số lượng tiếp cận tới đối tượng mục tiêu, số lượng khách hàng tiềm năng sẽ giảm.

Có thể lấy một ví dụ thực tế thế này, sau một thời gian chạy quảng cáo mình thấy giá CPM bắt đầu tăng cao và ảnh hưởng tới tổng lượng tiếp cận của mình với 1 mức ngân sách hạn hẹp. Mình đã lọc theo Vùng của nhóm quảng cáo và được bảng CPM như sau phân theo vùng miền:

Đo lường quảng cáo Facebook

Khu vực Cao Bằng đang có CPM cao mà lượt xem của người quan tâm đang rất thấp, do đó mình quyết định loại bỏ vùng miền này trong chiến dịch quảng cáo bằng cách vào chỉnh sửa set thêm vùng loại trừ.

Đo lường quảng cáo Facebook

Đáng ngạc nhiên là CPM đã có sự thay đổi đáng kể từ gần 28k xuống gòn 15k và khả năng Ads của mình phân phối được tới nhiều người đúng đối tượng hơn.

Đo lường quảng cáo Facebook

Chú ý trong ví dụ này mình loại bỏ Cao Bằng trong chiến dịch quảng cáo này nhưng ngay sau đó sẽ tạo lại quảng cáo tới những vùng vừa loại bỏ xong, mục đích là không bỏ lỡ khách hàng khu vực đó, lí cho CPM cao chỉ là ở chiến dịch này mình đang bị rơi vào vùng có cạnh tranh nhiều giá thầu cao tại địa phương đó. Tạo mới quảng cáo bạn sẽ có được mức CPM tối ưu hơn và dành ngân sách lan tỏa tốt hơn.

Một đồ thị khác để bạn thấy được tối ưu CPM sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều người hơn với 1 ngân sách cố định.

Đo lường quảng cáo Facebook

Đồ thị xanh dương là tổng lượt hiển thị. Đồ thị xanh lá là CPM

Ban đầu khi CPM của mình ở mức 35-40k tổng lượt hiển thị rất thấp và ads lan tỏa (reach rất chậm) tuy nhiên khi tối ưu được CPM mình đã tiếp cận được số lượng người nhiều hơn đáng kể. Chỉ cần bơm nhẹ thêm ngân sách vào quảng cáo là mình sẽ gia tăng được cơ hội hơn cho chiến dịch này.

3 – Chỉ số CPC – Cost Per Click (Giá trên 1 lượt nhấp quảng cáo)
Đo lường chất lượng quảng cáo

Ngay tên gọi của nó cũng giúp chúng ta hiểu được cách thức tính ra chỉ số này rồi. Chi phí trên mỗi lượt bấm (click). Chỉ số này tuyệt vời hơn hẳn 2 chỉ số trên bởi lẽ nó thể hiện rõ ràng 2 yếu tố: Mức độ hấp dẫn của quảng cáo & hiệu quả trên tổng mức ngân sách quảng cáo. (Hiểu đơn giản là giá click càng rẻ thì 1 mức ngân sách giới hạn sẽ nhận được nhiều tương tác click nhiều hơn).

Trong thực tế, khi CPM duy trì, CTR và CPC luôn có mối quan hệ tỉ lệ nghịch, tức là CTR tăng thì CPC sẽ giảm và ngược lại. Có thể lấy một ví dụ như sau để các bạn dễ hình dung hơn mối quan hệ của 2 chỉ số này.

Ngân sách quảng cáo là 200.000đ và CPM hiện tại là 10.000 đ. Như vậy chúng ta sẽ có được: 200.000 / 10.000 = 20 (ngàn lượt hiển thị) với mức ngân sách trên.

  • TH1: Nếu chúng ta có được 200 click từ quảng cáo. Thì CTR sẽ là 200/20.000 = 1% và CPC sẽ là 200.000 / 200 = 1000đ.
  • TH2: Bây giờ nếu chúng ta có 400 click tức là số click tăng. Khi đó CTR sẽ là 400/200.000 = 2% và CPC là 200.000/400 = 500đ.

Rõ ràng CTR tăng từ 1% lên 2% thì giá cho 1 click (CPC) giảm từ 1000đ xuống còn 500đ. –> CTR và CPC luôn tỉ lệ nghịch.

Ví dụ trên được xác định khi CPM ít biến động, tuy nhiên khi CPM biến động tăng giảm nhiều, điều này dẫn đến ngân sách toàn bộ quảng cáo cũng sẽ thay đổi theo làm cho CPC cũng thay đổi theo và không hề có quan hệ tỉ lệ với CTR (ít chịu ảnh hưởng của sự tăng giảm CTR).

Cùng với ví dụ trên khi ta có CTR = 2,5%, CPM tăng lên 20.000đ với mức ngân sách 200.000 đ ta chỉ còn 10.000 lượt hiển thị. Như vậy số Click có được là 10.000 * 2,5% = 250 click.. CPC là : 200.000/250 = 800đ.

Như vậy so với trường hợp 2 trong ví dụ trên khi CPM biến động, CTR tăng từ 2% lên 2,5%. Giá CPC tăng từ 500đ lên 800đ. CPC Không hề tỉ lệ nghịch với CTR.

Tóm lại hiểu rõ ràng hơn mối quan hệ của 3 chỉ số này, bạn chỉ cần nhớ 1 công thức sau: « CPM / CPC = CTR * 1000 » Nếu 1 trong các yếu tố CPC, CPM, CTR duy trì ổn định thì các yếu tố còn lại sẽ thể hiện một mối quan hệ rõ ràng:

  • CPC tỉ lệ nghịch với CTR khi CPM duy trì;
  • CPM tỉ lệ thuận với CTR khi CPC duy trì;
  • CPC tỉ lệ thuận với CPM khi CTR duy trì.

Chỉ số CPC sinh ra là để bổ sung thêm thông tin cho CTR trong mối quan hệ với chi phí của toàn bộ chiến dịch quảng cáo. Bạn thấy đấy, lý tưởng nhất là khi đã set được một quảng cáo có CPM thấp và bạn theo dõi vài ngày liền không hề có biến động nhiều của giá CPM, cứ thấy CTR tăng thì chắc chắn CPC sẽ giảm, ngân sách sẽ nhận được nhiều tương tác hơn của đối tượng quan tâm. Bạn xem xong có thể an tâm chơi bời hay gác gối cao để ngủ rồi.

4. Impression – Chỉ số lượt hiển thị – Đánh giá mức độ tin cậy của tệp
đối tượng tiếp cận

Không phải nhà quảng cáo nào cũng để tâm lượt hiển thị như là một chỉ số quan trọng trong chiến dịch quảng cáo. Bạn có biết rằng Sau khi chiến dịch thực hiện, tổng số hiển thị (impression) chính là con số thực tế thể hiện quảng cáo của bạn đã phân phối được bao nhiêu lượt tới người dùng tiềm năng từ cách thức nhắm mục tiêu của bạn. (chú ý đừng nhầm lẫn giữa 2 chỉ tiêu tổng lượt hiển thị (impression) với lượt hiển thị duy nhất (impression per person) tính trên đơn vị người).

Tại sao mình lại đưa con số này vào, bởi vì khác với những quảng cáo bán hàng trực tiếp, với những doanh nghiệp làm thương hiệu từ quảng cáo, họ quan tâm rất nhiều đến lượng người tiếp cận tới thông điệp thương hiệu của họ. Trong các chiến dịch truyền thông thương hiệu, các nhà quảng cáo đều tin tưởng rằng càng nhiều người nhìn thấy quảng cáo thì nhận thức thương hiệu của họ càng gia tăng. Từ đó làm tiền đề gia tăng các mục tiêu truyền thông được thực hiện trên tập đối tượng.

Trong phân tích chiến dịch quảng cáo, Chỉ số lượt hiển thị khá hữu ích giúp chúng ta có định hướng để tối ưu quảng cáo. Cụ thể trong giai đoạn thử quảng cáo để tìm ra đối tượng mục tiêu (hay còn gọi là giai đoạn A/B testing). Kết quả của giai đoạn test (thử nghiệm quảng cáo) càng có giá trị khi số lượt hiển thị cao (tiếp cận càng nhiều đối tượng trong 1 ngân sách giới hạn của thử nghiệm). Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra được những quảng cáo nào là hiệu quả, những nhóm nào là hiệu quả nhất để tắt đi những nhóm, những quảng cáo không phù hợp khi thực hiện chiến dịch thực tế. Kết quả tới từ khảo sát của 1000 người sẽ đáng tin cậy hơn kết quả khảo sát từ 100 người phải không nào.

5. So sánh CTR với CR (Conversion Rate – Tỉ lệ chuyển đổi) đánh giá hiệu suất cuối cùng của chiến dịch

Bạn có CTR cao tức là có nhiều người quan tâm tuy nhiên cuối cùng CR thấp – khách mua hàng lại không có. Vậy lý do nằm ở đâu?

Khi so sánh CTR và CR bạn sẽ nhận ra ngay được lý do tại sao quảng cáo không đem lại các khách hàng tiềm năng. Có thể hiểu đơn giản 2 chỉ số được tính toán thế này:

  • CTR = tổng số Click/ tổng số hiển thị.
  • CR = tổng số mua hàng/ tổng số click.

Như vậy CTR thể hiện mức độ hấp dẫn ban đầu của quảng cáo nhưng CR lại thể hiện yếu tố sâu xa hơn chính là ở việc người bấm quan tâm quảng cáo có thực sự thấy nội dung có hấp dẫn, và sau thời gian suy nghĩ khách quan tâm hiểu đúng đắn họ cần phải thực hiện hành động nào trên quảng cáo ? (ở ví dụ này là mua hàng). Nếu bạn nào có đọc bài viết của mình về giá trị cốt lõi của chiến dịch quảng cáo cũng sẽ hiểu CR phụ thuộc vào các yếu tố nào. Nếu như trên 1 quảng cáo CR chịu ảnh hưởng của nội dung và hình ảnh trên quảng cáo đó và đặc biệt là lời kêu gọi hành động. Tuy nhiên với quảng cáo về website hoặc landing page thì CR ảnh hưởng lớn bởi thông tin trình bày trên đó, mình có thể nêu ra một số yếu tố khiến CR giảm thường thấy:

  • Trình bày trang đích (website hay landing page) không rõ ràng, điều hướng kém, thiếu tập trung.
  • Quảng cáo « treo đầu dê bán thịt chó »: Quảng cáo nói 1 đằng trang đích thể hiện 1 nẻo.
  • Mức giá cuối cùng sản phẩm/ dịch vụ quá đắt mà sau khi đọc xong nội dung trên website hay landing page khách không cảm thấy mình có được nhiều giá trị khi chi dùng.
  • Quảng cáo thiếu thông tin về sản phẩm và không rõ ràng việc đáp ứng nhu cầu cho khách hàng.
  • Các thao tác đặt mua hoặc liên hệ tới người bán khó khăn, quá nhiều thủ tục, quá nhiều bước, điều kiện đặt mua bảo hành không đảm bảo…

Gợi ý thêm: Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn cách thức tối ưu CR một cách đơn giản hãy tìm hiểu mô hình AIDA hoặc nâng cấp hơn là AISAS.

Khi nhắc đến CR chắc chắn chúng ta cũng sẽ quan tâm tới 1 chỉ số có tên là CPA (Cost Per Action – Chi phí trên mỗi lượt hành động mục tiêu). CR luôn tỉ lệ nghịch với CPA. Thật vậy với cùng 1 mức ngân sách chi dùng, khi CR tăng tức là số lượng hành động tăng, chi phí cho mỗi một hành động sẽ càng giảm đi.

Với chiến dịch quảng cáo Facebook, bạn biết CPA là được thể hiện bằng chỉ số nào không ? CPA – Chính là giá trên 1 comment. Đó là lý do tại sao các nhà quảng cáo luôn đưa ra giá comment rẻ để tâm đắc và khoe khoang với cộng đồng.

Trong một chiến dịch quảng cáo CR và CPA phụ thuộc phần nhiều vào sự biến động của CPM. Các bạn có thể theo dõi biểu đồ dưới đây.

Đo lường quảng cáo Facebook

Đồ thị 1: Tương tác bài viết (Mình chọn đồ thị tương tác để phân tích vì Tương tác là một tiêu chí kết quả, đồ thị CR cũng tỉ lệ thuận với tương tác).

Đồ thị 2: CPM (Chi phí trên 1000 lượt hiển thị).

Đồ thị 3: Chi phí trên mỗi kết quả. (CPA).

Khi CPM ít biến động, biên độ của CR và CPA hẹp, nhưng khi CPM tăng hoặc giảm nhiều, biên độ của CR và CPA càng mở rộng. (Bạn chú ý đỉnh cao của đồ thị 1và thấp đồ thị 3 cách xa nhau ra khi CPM thay đổi mạnh).

Do vậy nếu thấy CPM bắt đầu biến động mạnh bạn cần phải ngồi lại phân tích ngay CR và CPA để dự đoán được khả năng tốt nhất cho chiến dịch quảng cáo.

Trường hợp tốt:

  • CPM tăng mà CR tăng, CPA giảm thì quảng cáo vẫn còn có hiệu quả.
  • CPM giảm mà CR tăng, CPA giảm, quảng cáo đang rất tốt.

Trường hợp xấu:

  • CPM tăng mà CR giảm, CPA tăng thì cần tối ưu lại quảng cáo hoặc loại bỏ chiến dịch hiện tại.
  • CPM giảm mà CR giảm, CPA tăng cần phải theo dõi, nếu giảm mạnh tiếp tục thì phải tối ưu lại hoặc loại bỏ chiến dịch hiện tại.

6. Kết hợp CR và CPA để đo lường ROI (Revenue Of Invesment –
Tỉ suất lợi nhuận trên 1 đồng chi phí)

Thông thường nếu đặt phép tính nhà quảng cáo tập trung nhiều vào tỉ lệ CR để đánh giá hiệu quả chiến dịch. Đúng là đa số trường hợp CR càng cao thì hiệu quả càng nhiều nhưng trong một số trường hợp CR cao không đủ để đánh giá hiệu quả. Do vậy mới sinh ra chỉ số CPA để đánh giá hiệu quả thực tế, bạn nên nhớ qua 1 chiến dịch quảng cáo nếu khách hàng quay lại mua nhiều lần thì CPA trên trang đích sẽ giảm mạnh trên 1 mức ngân sách cố định, mặc dù xu hướng CR lúc đó lại không có tăng quá nhiều.

CPA thấp luôn là kì vọng của rất nhiều nhà quảng cáo, nhưng nếu chỉ căn cứ mỗi CPA để đánh giá hiệu quả chiến dịch lại không thực sự đầy đủ. Thật vậy, nếu quan sát biểu đồ phân tích số liệu của bạn, nếu CPA có xu hướng giảm và CR cũng giảm theo thì chiến dịch của bạn đang rơi vào tình trạng chuyển mình rất chậm chạp. Mức mục tiêu ROI kì vọng có thể sẽ không đạt được. Mức kì vọng nhất đem lại thành công của chiến dịch vẫn là CPA giảm và CR tăng mạnh.

Do đó căn cứ đánh giá hiệu quả cuối cùng của chiến dịch cần đưa vào đồng thời cả 2 chỉ số CR và CPA để xác định tốt nhất

Chạy quảng cáo trên Facebook là một trong những cách tốt nhất để thúc đẩy việc kinh doanh của bạn trên môi trường online. Nhờ có mạng xã hội mà bạn có cơ hội để tiếp cận nhiều người hơn thông qua quảng cáo. Ngày 28/3 vừa rồi Facebook đã bổ sung thêm các chỉ số phân tích mới và hoàn thiện hơn các chỉ số đo lường, biểu đồ… Chính bởi vì có nhiều lựa chọn nghiên cứu và nhiều tiêu chí dẫn đễn việc phân tích nhầm lẫn và chủ quan, bỏ sót các thông số quan trong là điều khó tránh khỏi. Với bộ 6 tiêu chí tối ưu chiến dịch quảng cáo ở trên của mình nêu ra đều là những yếu tố được coi như nền móng của các chiến dịch quảng cáo online, để đỡ mất nhiều thời gian hoặc quá ngợp với các chỉ số, bạn chỉ cần nắm đủ các yếu tố trên là có thể đưa ra được quyết định khá sát với biến động trong chiến dịch quảng cáo hiện tại. Các chỉ số mới mang tính chất củng cố hơn quyết định hiện tại của bạn trong chiến dịch mà thôi.

Thế giới này vận hành đều bằng các con số cả. Biết được ý nghĩa của số liệu của bạn cho phép bạn tối ưu hoá chiến dịch của mình theo nhiều cách khác nhau. Đừng quên cách đơn giản nhất để bạn có thể giảm CPA là cải thiện nội dung quảng cáo và chất lượng trang đích, hãy tìm kiếm tập đối tượng có CPM thấp v.v…

PHẦN II – ỨNG DỤNG ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢNG CÁO

Mỗi một chỉ số sẽ đều có ý nghĩa của nó và chỉ cần làm vài bước đơn giản là có thể quản lý được cả chiến dịch rồi, từ việc test đến việc duy trì quảng cáo. Bạn sẽ nhanh chóng tìm được nhóm nào không hiệu quả, đã và đang làm cho toàn bộ chiến dịch tăng số liệu. Tránh trường hợp cứ chỉ nhìn mỗi comment đắt mà tắt ngay đi.

Phần trên mình đã nói Comment chỉ là CPA (Cost per Action với Action là Comment – 1 điều kiện cần để đánh giá hiệu quả quảng cáo) Điều kiện đủ là phải phối hợp thêm các chỉ số khác như CTR, CP, CPC, CR mới đánh giá cụ thể chiến dịch có còn hiệu quả hay không.

Mình có tự tạo ra một file quản lý các chỉ số để căn cứ vào đó có thể xác định được chiến dịch nào đang tốt chiến dịch nào đang không tốt, file excel sẽ có dạng như hình sau các bạn có thể tham khảo các chỉ số này:

Đo lường quảng cáo Facebook

Giao diện tổng hợp chiến dịch cho 1 sản phẩm

Đo lường quảng cáo Facebook

Giao diện quản lý cho từng tài khoản chạy chiến dịch cho sản phẩm

Cách sử dụng bảng quản lý rất đơn giản:

Bước 1: Vào trình quản lý quảng cáo.

Bước 2: Chọn các mục tùy chỉnh báo cáo theo thứ tự sau:

  • Tên chiến dịch
  • Số người tiếp cận được
  •  Lượt xem
  • CPM (Chi phí trên mỗi 1.000 lần hiển thị)
  • Số lần nhấp (Tất cả)
  • CPC (Tất cả)
  • CTR (Tất cả)
  • Lượt bình luận về bài viết
  • Chi phí trên mỗi bình luận về bài viết
  • Số tiền đã chi tiêu
  • Ngân sách

Bước 3: Copy thông số vào từng nhóm quảng cáo trong Sheet tài khoản.

Các chỉ số ở Sheet kết quả sẽ tự động nhảy, cho bạn 1 cái nhìn toàn diện về chiến dịch quảng cáo. Với bảng tính này chỉ cần bỏ 15 phút là có thể phát hiện ra nhóm nào không tốt để loại bỏ.

Mình chia sẻ file này ngay dưới đây cho các bạn tập quản lý.

https://goo.gl/MFqoNj

Chú ý: 1 file quản lý cho 1 sản phẩm hay 1 nhóm mục tiêu quảng cáo – mục đích bán hàng trực tiếp.

BONUS
ĐO LƯỜNG COMMENT ĐẾN TỪ SỞ THÍCH ĐÃ TARGET TRONG ADS

Phần dành cho các bạn muốn tối đa hóa chi phí Ads trong chiến dịch A/B test

Mỗi khi bạn nhìn thấy 1 quảng cáo lướt qua facebook bạn có thể tìm hiểu đối thủ hoặc một bên nào đó bán sản phẩm đang tiếp cận mình qua sở thích nào hoặc target nhân khẩu học nào. Ví dụ một ads hiển thị trên tường Facebook của mình.

Đo lường quảng cáo Facebook

Quảng cáo bất kì hiện trên tường Facebook cá nhân

Bạn sẽ thấy Fanpage này đang tiếp cận tới mình qua sở thích mua sắm và thời trang, nam giới ở độ tuổi từ 17 đến 40 sống ở Hà Nội.

Đo lường quảng cáo Facebook

Chi tiết thông số tiếp cận (target) của fanpage tới đối tượng

Và rồi nếu mình đặt mua và để lại comment ngay tại đây thì thực sự Ads tiếp cận qua sở thích kia đã chính xác. Còn nếu mình không tương tác bất kì thì sở thích kia nhà quảng cáo đã tương tác sai target và đương nhiên là sẽ tốn kém chi phí rồi.

Có bao giờ bạn đặt câu hỏi tại sao Facebook cho bạn thấy điều này? Và nó có liên quan gì đến việc chạy quảng cáo của chính bạn không?

Thật vậy, nếu như nhà quảng cáo nào cũng chỉ tiếp cận theo vị trí địa lý, độ tuổi, giới tính, thì giữa một biển người dùng Facebook, tìm ra đối tượng khách hàng quả thực rất khó khăn. Sở thích, hành vi người dùng hình thành là để Facebook giúp nhà quảng cáo tiếp cận đối tượng hiệu quả hơn, phù hợp với các nhóm ngành hàng kinh doanh hơn.

Vậy giữa cả hàng tá sở thích trong target quảng cáo có bao giờ bạn tự hỏi target nào đang mang lại hiệu quả? Sở thích nào không để còn loại bỏ trong chiến dịch. Một khi chạy A/B test cả chục sở thích và hành vi mà xem báo cáo quảng cáo chỉ căn cứ được một yếu tố là quảng cáo nào đang sinh ra comment là tốt giá comment rẻ là tốt. Hên xui phải không nào?

Trong Ebook thứ nhất bạn đã có 20 cách tìm ra target khách hàng khá chính xác. (link tải ebook 1 ở cuối). Trong cuốn Ebook thứ 2 này mình sẽ chia sẻ cách để bạn tìm ra sở thích nào đang mang lại hiệu quả và sinh ra tương tác và comment tốt nhất trong chiến dịch A/B test, từ đó bạn chỉ cần lọc ra các target đó để tạo nhóm chiến dịch mới chạy quảng cáo mới sẽ rất hiệu quả. Chi phí quảng cáo sẽ tiết kiệm đáng kể mà tối ưu chiến dịch tốt hơn.

Trước khi bắt tay vào mục tiêu tìm số comment nào đến từ target sở thích nào bạn cần phải có:

1. Đăng ký tài khoản trong Facebook Developer tại đường link sau:

https://developers.facebook.com/

Việc đăng ký rất đơn giản nên các bạn hãy tìm hiểu trên google có đầy đủ.

2. Một chiến dịch quảng cáo A/B test đã chạy được ra comment và reach tối thiểu 3000 người.

Chú ý: Phương pháp nghiên cứu target này chỉ cập nhật số liệu giới hạn trong 7 ngày (loại trừ ngày bạn đang nghiên cứu) trong quá trình ads đang chạy. Như vậy trong 7 ngày bạn cũng đủ thời gian để hiểu A/B test của bạn có đang hiệu quả hay không rồi.

Tiếp theo sau khi đăng ký thành công FB Developer bạn hãy vào đường link sau: https://developers.facebook.com/tools/explorer/

Chọn ứng dụng bạn mới tạo để nghiên cứu sở thích, ở đây mình đặt tên là Tools Explorer 1

Đo lường quảng cáo Facebook

Chọn tiếp mục Nhận mã truy cập người dùng (Get User Access Token)

Đo lường quảng cáo Facebook

Bạn hãy chọn vào các nháy tick theo hình dưới đây:

Đo lường quảng cáo Facebook

Chọn xong bấm Lấy mã truy cập (Get Access Token)

Chờ cho web load một chút là xong, bây giờ bạn sẽ chú ý đến khung URL này dưới đây

Đo lường quảng cáo Facebook

và copy đoạn mã dưới đây dán vào sau chỗ /v2.9/

code: YOUR_AD_ID/keywordstats?fields=

Trong đó YOUR_AD_ID chính là ID của ads của bạn. Chú ý là ID của Quảng cáo (Ads) không phải là ID của chiến dịch (Camp) hay ID của nhóm quảng cáo (Ad set)

Cách để hiện Ads ID bạn chỉ cần vào Trình quản lý quảng cáo, chọn Tùy chỉnh cột và chọn đến mục như hình dưới đây, Bấm tiếp Áp dụng là xong

Đo lường quảng cáo Facebook

Ví dụ mình có 1 quảng cáo về thời trang có Ads ID như sau:

Đo lường quảng cáo Facebook

Copy mã này và gán vào khung URL của trình khám phá API trên bạn sẽ được như hình:

Đo lường quảng cáo Facebook

Bấm Gửi và bạn sẽ nhận được kết quả như hình dưới, toàn bộ sở thích bạ tiếp cận trong quảng cáo sẽ được liệt kê ra các kết quả cụ thể như: Lượt hiển thị (Inpressions), Lượt nhấp chuột (Clicks); lượt hiển thị duy nhất (Unique impressions); Lượt nhấp duy nhất (Unique_Clicks)

Đo lường quảng cáo Facebook

Như vậy tới bước này bạn đã hiểu được Facebook có theo dõi hành động theo từng sở thích bạn đã target trong quảng cáo tuy nhiên việc theo dõi này không được chi tiết hóa trong trình quản lý quảng cáo. Đây là một thiệt thòi cho những ai không hiểu sâu về API của facebook.

Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu xem Target sở thích nào đang cho ra comment hiệu quả. Bạn chọn tiếp Action ở ô “Tìm kiếm một trường” (Search for a Field) phía cột bên trái như hình dưới:

Chọn xong bấm Gửi đi là bạn sẽ thấy các thông số chi tiết hơn trong quảng cáo bạn đang chạy A/B test.

Cụ thể bạn có thể thấy trong hình của mình sở thích Comestic (Mỹ phẩm) đang cho ra 2 comment.

Đo lường quảng cáo Facebook

Đoạn mã trên thực sự hơi rắc rối và khó nhìn cho các bạn nên bạn có thể copy toàn bộ đoạn mã và dán vào trang http://json2table.com

Hiển thị trên trang này sẽ cho bạn thấy gọn gàng và dễ phân tích hơn rất nhiều. Như hình dưới bạn sẽ thấy sở thích Oppo của mình không hề có ra một comment nào và chắc chắn mình cần phải loại bỏ sở thích này trong chiến dich quảng cáo thực tế sau giai đoạn A/B testing.

Đo lường quảng cáo Facebook

Nếu như bạn đã từng đọc qua Ebook “20 cách tìm ra target Facebook” của mình bạn đã có tư duy khá chính xác về các nhóm Sở thích sẽ tiếp cận trong chiến dịch A/B testing. Đây cũng là bước giới hạn tư duy tìm kiếm và tiết kiệm chi phí cho bạn rồi. Giờ đây thêm cách tìm ra target sở thích nào đang hiệu quả bạn đã có bộ đôi công cụ tối ưu quảng cáo tuyệt vời. Bí kíp không phải ai cũng muốn chia sẻ.

Nếu bạn chưa đọc qua cuốn 20 Cách tìm ra target Facebook của mình có thể tải theo đường link sau: https://goo.gl/EBohGL. Cảm ơn và rất vui khi được chia sẻ kiến thức cho cộng đồng!

Bài viết của nguồn từ trong cuốn Ebook của tác giả Xuân Linh!

Link tải phần mềm Facebook Ninja:  
Tải các phần mềm Ninja tại đây:  

Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giúp đỡ bạn. Kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất:

Hotline: 0967.922.911

Group: https://fb.com/groups/congdongninja

Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/

Youtube: https://www.youtube.com/@phanmemninja2797

Bộ giải pháp phần mềm Marketing Ninja giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và phủ sóng marketing mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội. Vui lòng gọi điện đến Hotline để được cài đặt và sử dụng NGAY HÔM NAY!

Hotline: 0967.922.911

Để được tư vấn và hướng dẫn cài đặt, sử dụng phần mềm.
Hãy liên hệ với chúng tôi !

  • group

    Group

  • fanpage

    Fanpage

  • hcm

    HCM

  • tiktok phần mềm ninja

    Tiktok

  • kênh youtube phần mềm ninja

    Youtube

0967.922.911