Chạy quảng cáo Google Adwords có hiệu quả không? là thắc mắc chung của nhiều nhà quảng cáo và cửa hàng/doanh nghiệp. Đặc biệt khi họ là những người mới thì vấn đề này càng được quan tâm nhiều hơn hết. Vì là nhu cầu cần thiết nên hãy cùng Phần mềm Ninja đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.
Quảng cáo Google Adwords là gì?
Trước khi tìm hiểu quảng cáo Google Adwords có hiệu quả hay không? bạn cần phải nắm được khái niệm Google Adwords là gì. Quảng cáo Google (hay còn gọi là Google Ads) còn Google Adwords là hình thức cụ thể bên trong gói dịch vụ quảng cáo mà Google cung cấp.
Xem Thêm: Chiến lược Marketing Mix là gì? Các mô hình trong Marketing Mix
Và cụ thể hơn thì Google Adwords là dạng quảng cáo từ khóa trên trang tìm kiếm của Google. Với quảng cáo từ khóa bạn cần có ngân sách, trang web và lựa chọn từ khóa (keywords) muốn quảng cáo. Lúc này khi người dùng search các từ khóa trên nếu đủ điều kiện thì quảng cáo sẽ lập tức hiển thị. Và khi người dùng nhấp vào kết quả quảng cáo thì Google sẽ tính phí trên lần nhấp đó.
Các hình thức quảng cáo Google
Để hiểu rõ hơn về Google thì bạn cũng nên nắm vững 4 hình thức quảng cáo cụ thể sau đây nhé:
– Google Adwords (quảng cáo từ khóa)
– Quảng cáo GDN (quảng cáo mạng hiển thị)
– Remarketing Google Ads (quảng cáo tiếp thị lại)
Xem Thêm: Gen Z ảnh hưởng đến tương lai của ngành bán lẻ và dịch vụ như thế nào?
– Quảng cáo Google Shopping (quảng cáo Google mua sắm).
Quảng cáo Google Adwords có hiệu quả không?
Quảng cáo Google Adwords có hiệu quả không? còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Và sau đây Phần mềm Ninja sẽ làm một vài so sánh cụ thể để các bạn dễ hình dung hơn nhé.
Quảng cáo Google Adwords so với Facebook Ads
Trên thực tế thì Google Adwords vs Facebook Ads hiện có khá nhiều sự khác biệt nhưng không phải về hiệu quả mà các yếu tố liên quan khác.
Chẳng hạn như:
– Facebook Ads phân phối quảng cáo theo khuynh hướng chủ động, ngược lại Google Adwords thì bị động.
– Facebook Ads phân phối quảng cáo dựa theo độ tuổi, khu vực, giới tính, nhân khẩu học, hành vi… Google Adwords thì phân phối theo từ khóa.
Và còn rất nhiều khác biệt nữa, thế nhưng, điểm mấu chốt quan trọng để đo lường hiệu quả của 2 dịch vụ quảng cáo chính là đơn hàng. Tùy thuộc vào số lượng đơn hàng để suy ra doanh số/doanh thu. Từ doanh thu và đầu tư sẽ suy ra mức lợi nhuận và tiến hành so sánh về thông số này ở cả 2 kênh.
Tuy nhiên nếu so sánh hiệu quả trên đơn hàng thì bạn cần phải quan tâm đến các yếu tố khác như: giá cả, chất lượng fanpage, website, yếu tố tư vấn, chăm sóc khách hàng… Ngoài ra, bạn cũng cần phải xác định ở một số ngành hàng phù hợp để chạy Facebook Ads như không thích hợp cho Google Adwords. Và ngược lại những sản phẩm/dịch vụ chỉ nên chạy Google Adwords còn Facebook Ads thì không.
Chúng tôi nói như thế để bạn thấy được rằng khi so sánh hiệu quảng cáo Google Adwords với Facebook Ads thường rất khó vì sẽ có những điểm khác nhau và cũng dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố. Nhìn chung, chúng ta không nên đánh đồng để làm phép so sánh giữa Google Adwords vs Facebook Ads để đánh giá chạy quảng cáo Google Adwords có hiệu quả không? Bởi vì phép so sánh này vô cùng khập khiễng và rất khó đánh giá.
Quảng cáo Google Adwords so với với GDN, Google Shopping
Đối với GND
Nếu so sánh với GND, bạn cần hiểu rằng GDN hướng đến đến 2 mục tiêu chính đó là bán hàng & làm thương hiệu. Trong khi đó, Google Adwords với mục tiêu lớn nhất là bán hàng. Cho nên nếu so sánh khả năng ra đơn hàng, Google Adwords sẽ nhỉnh hơn nhưng về giá thầu quảng cáo thì chiến dịch GDNsẽ có chi phí (hay cụ thể là mức giá thầu trên từng lượt click chuột sẽ thấp hơn Google Adwords).
Xem Thêm: Chinh phục mạng xã hội với 9 loại content Facebook ‘hot trend’ nhất hiện nay
GDN và Google Adwords có thể giống nhau ở mục tiêu bán hàng, nhưng cách tiếp cận khách hàng lại hoàn toàn khác biệt nhau. Nên để có thể so sánh hiệu quả của 2 hình thức này cũng khó có thể chính xác được, chưa kể GND còn hỗ trợ công ty/doanh nghiệp phát triển thương hiệu, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới.
Đối với Google Shopping
Nếu muốn so sánh hiệu quả thì bạn nên mang Google Adwords vs Google Shopping lên “bàn cân”. Vì sao? Bởi vì chúng gần như tương đồng về mọi thứ và chỉ khác về nội dung hiển thị cơ chế hiển thị mà thôi.
- Google Adwords: Hiển thị dựa vào giá thầu, khu vực, từ khóa và điểm chất lượng quảng cáo.
- Google Shopping: Với các quảng cáo đủ tiêu chuẩn thì sẽ được hiển thị và hiển thị theo cách ngẫu nhiên.
Ở thời điểm hiện tại, nhiều nghiên cứu đưa ra số liệu cho thấy quảng cáo trên Google Shopping cao hơn so với Google Adwords khoảng 25% – 30%. Dĩ nhiên là điều này chỉ so sánh được về chỉ số mà thôi, còn về đơn hàng thì bạn cần phải khảo sát từ nhiều chiến dịch với sản phẩm/dịch vụ cụ thể nhé. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là quảng cáo Google Adwords hiệu quả hơn quảng cáo Google Shopping không? Tốt nhất, bạn nên đi vào từng chiến dịch cụ thể để có câu trả lời chính xác nhất nhé.
Tóm lại: Nếu bạn chọn đúng sản phẩm/dịch vụ để chạy Google Adwords, cũng như tối ưu các yếu tố liên quan thì Phần mềm Ninja đảm bảo rằng quảng cáo của bạn sẽ hiểu quả và ngược lại.
Chạy Google Adwords – NÊN hay KHÔNG NÊN?
Có thể bạn chưa biết, hơn 80% người trước khi mua sắm sản phẩm/dịch vụ đều lên Google tìm kiếm thông tin liên quan đến sản phẩm/dịch vụ đó. Cho nên khi bạn chạy quảng cáo Google Adwords thì sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ được xuất hiện vào đúng thời điểm khách hàng tìm kiếm. Chính điều này sẽ giúp cho bạn dễ dàng tiếp cận gần hơn với đối tượng khách hàng của mình.
Ngoài ra cũng còn có rất nhiều lý do thuyết phục bạn nên chạy quảng cáo Google Adwords. Cụ thể như sau:
Quảng cáo hiển thị trên rất nhiều nền tảng đối tác của Google
Bên cạnh sự xuất hiện trên các trang mạng tìm kiếm của Google thì quảng cáo Google Ads còn hiển thị trên đa dạng nền tảng đối tác khác như: Mạng tìm kiếm, GDN, Forum, Video Youtube…
Chi phí minh bạch và chỉ thanh toán tiền khi có người nhấp vào quảng cáo
Google chỉ thực hiện tính phí với nhà thầu khi khách hàng có hành vi tương tác hoặc click vào thông tin sản phẩm/dịch vụ hay click về website nên mọi chi phí quảng cáo Google Ads đều rất rõ ràng và minh bạch.
Kiểm soát ngân sách dễ dàng hơn
Công ty/doanh nghiệp luôn chủ động trong việc kiểm soát ngân sách từ nhỏ đến lớn và có thể tiến hành điều chỉnh theo tuần/tháng hoặc theo ngày nếu muốn.
Phục vụ tốt cho chiến dịch Remarketing
Thông tin khách hàng truy cập khi bạn thực hiện chạy quảng cáo Google Adwords sẽ được lưu lại và thông tin này sẽ phục vụ cho chiến dịch Remarketing của công ty/doanh nghiệp bạn ở những lần tiếp theo.
Đo lường hiệu quả chiến dịch tốt
Nhà quảng cáo hoặc công ty/doanh nghiệp sẽ dễ dàng theo dõi được nhu cầu và hành vi khách hàng thông qua Google Analytics. Sau đó tiến hành tối ưu chiến dịch quảng cáo của mình theo đúng insight người dùng.
Ưu điểm của chạy quảng cáo Google Adwords
Sở dĩ quảng cáo Google Adwords được nhiều nhà quảng cáo ưa chuộng đến vậy là vì sở hữu nhiều ưu điểm như:
Dễ dàng tiếp cận khách hàng
Như đã nói ở trên thì có đến 80% người dùng trước khi mua sắm sản phẩm/dịch vụ nào đó đều lên mạng tìm kiếm thông tin. Chính vì vậy mà khi bạn quảng cáo Google Adwords thì khách hàng sẽ dễ dàng tiếp cận với hàng hóa của bạn nhiều hơn.
Xuất hiện trên nhiều kênh của Google
Hệ sinh thái Google vì để người dùng có được những trải nghiệm tốt hơn nên quảng cáo Google Adwords không chỉ xuất hiện trên Google không thôi mà còn trên cả nền tảng đối tác gồm: Mạng tìm kiếm, Forum, Video Youtube và nhiều website khác.
Tăng tương tác với quảng cáo tính phí
Google chỉ tiến hành tính phí đối với các quảng cáo mà khách hàng có hành vi tương tác và click vào thông tin sản phẩm/dịch vụ hoặc click về web hay gọi vào hotline. Cho nên các mẫu quảng cáo tính phí sẽ có khả năng tương tác cao từ người dùng.
Kiểm soát ngân sách hiệu quả hơn
Thêm một ưu điểm nữa khi chạy quảng cáo Google Adwords chính là kiểm soát ngân sách dễ dàng. Yếu tố này giúp cho nhà quảng cáo hoặc công ty/doanh nghiệp thay đổi ngân sách quảng cáo dựa vào ngân sách hiện có.
Thu thập thông tin khách hàng hỗ trợ cho chiến dịch Remarketing
Một lợi ích mà chắc chắn bạn không thể bỏ qua chính là khi chạy quảng cáo Google Ads chính là khả năng thu thập thông tin khách hàng để phục vụ mục đích Remarketing sau này. Thông qua Google Analytics bạn có thể dễ dàng phân tích và đo lường mức độ hiệu quả của chiến dịch, từ đó tiến hành điều chỉnh chi phí và giá thầu sao cho thật hợp lý.
Quảng cáo Google Ads đặc biệt hiệu quả với những ngành nào?
Bằng kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực Marketing Online, Phần mềm Ninja cho rằng những ngành nghề sau đây vô cùng phù hợp để chạy quảng cáo Google Ads:
- Ngành Làm đẹp – Thẩm Mỹ
- Ngành Bất động sản
- Kinh doanh hàng gia dụng
- Thiết bị công nghệ
- Phụ kiện – thời trang
- Dược phẩm – Dịch vụ Y tế
Phần lớn khách hàng đều sử dụng Google Search để tìm kiếm thông tin về sản phẩm/dịch vụ trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Những ngành nghề có mức độ cạnh tranh càng cao thì càng phải tăng cường phủ sóng thương hiệu trên không gian mạng internet.
Khi chạy quảng cáo Google Ads, mẫu quảng cáo của doanh nghiệp sẽ được hiển thị ở vị trí thích hợp tại đúng thời điểm mà người dùng đang tìm kiếm các từ khóa có liên quan. Nếu quảng cáo của bạn đáp ứng đúng nhu cầu, mục đích của khách hàng, nó sẽ tạo ấn tượng mạnh để khách hàng nhớ đến bạn lâu hơn. Từ đó góp phần gia tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng và doanh số cho doanh nghiệp bạn.
Tại sao chạy quảng cáo Google Adwords không có hiệu quả?
Những yếu tố tác động tiêu cực đến hiệu quả quảng cáo Google Adwords bao gồm:
– Quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ không thật sự phù hợp.
– Quảng cáo chưa có chiến lược chi tiết để khai thác triệt để nhu cầu khách hàng mục tiêu
– Chưa kết hợp hiệu quả giữa quảng cáo Google Adwords và các nền tảng quảng cáo khác.
– Chất lượng website – giá cả và khả năng thiết phục không cao
– Quảng cáo Google Adwords không sử dụng đối sánh từ khóa. Việc đối sánh từ khóa sẽ giúp bạn dễ dàng xác định được quảng cáo của mình sẽ xuất hiện khi khách hàng thực hiện hành vi gõ từ khóa. Từ khóa đối sánh hiện có 3 loại cơ bản gồm đối sánh cụm từ – đối sánh chính xác và đối sánh rộng.
– Chưa tối ưu điểm chất lượng Google Adwords – yếu tố ảnh hưởng đến trực tiếp đến chi phí quảng cáo Google Ads.
– Mẫu quảng cáo Google Adwords chưa thật sự tốt. Chẳng hạn như nội dung dài dòng, không tập trung phát triển nội dung chính cần quảng cáo.
– Tốc độ tải trang chính chậm khiến hiệu quả quảng cáo giảm sút
– Chưa thật sự nắm vững kiến thức cơ bản của Google Adwords.
– Chưa từng thử qua các hình thức quảng cáo khác mà Google cung cấp.
Bí quyết để quảng cáo Google Adwords hiệu quả cao
Có một thực trạng là rất nhiều người thắc mắc quảng cáo Google Adwords có hiệu quả không? và khi nhận được câu trả lời là không hiệu quả thì cũng tin rằng như thế. Nhưng thực tế là do bạn chưa biết “thủ thuật” chạy hiệu quả mà thôi.
Và sau đây là 11 bước chạy quảng cáo Google Adwords hiệu quả mà Phần mềm Ninja muốn chia sẻ đến bạn:
Bước 1: Truy cập vào tài khoản quảng cáo Google Adwords
- Ban đầu để tạo chiến dịch quảng cáo mới hãy đăng nhập vào trình quản lý Google.
- Tại trình quản lý tiến hành điều hướng đến tab “chiến dịch” ở bên trái => Click chuột vào nút tạo ở góc trái.
Bước 2: Chọn mục tiêu & loại chiến dịch tiếp thị kinh doanh
- Chọn một trong những mục tiêu gồm doanh số, khách hàng tiềm năng, cân nhắc thương hiệu… Hặc có thể tiến hành tạo một chiến dịch không cần hướng đến mục tiêu.
- Chọn mục tìm kiếm như hình để tạo quảng cáo văn bản hiển thị => click chuột vào ô Tiếp tục.
Bước 3: Tạo tên chiến dịch quảng cáo và chọn mạng
- Đặt tên cho chiến dịch quảng cáo.
- Để quảng cáo Google Ads được tốt nhất thì bạn nên chọn mạng tìm kiếm.
Bước 4: Cài đặt mục tiêu theo đối tượng
- Địa điểm: Bạn sẽ có 3 sự lựa chọn cơ bản gồm Tất cả quốc gia/Vùng lãnh thổ; Việt Nam; Nhập vị trí khác (dựa theo khu vực bạn sinh sống).
- Ngôn ngữ: Mặc định ngôn ngữ là tiếng Việt và bạn có thể để nguyên. Hoặc muốn hướng đến khách hàng là người nước ngoài thì có thể lựa chọn thêm ngôn ngữ khác.
- Đối tượng: Tại bước tùy chọn mạng bạn chọn thêm mảng hiển thị thì cần phải tiến hành cài đặt thêm đối tượng.
Bước 5: Đặt ngân sách & giá thầu quảng cáo
Đặt ngân sách quảng cáo
- Bạn chọn ngân sách cho chiến dịch quảng cáo của mình. Chẳng hạn 1.000.000 VNĐ
- Bước tiếp theo chọn CHUẨN nhé.
Điều chỉnh giá thầu quảng cáo
- Chọn số lần nhấp như hình bên dưới.
- Đặt giới hạn giá thầu CPC tối đa, chẳng hạn là 5.000 VNĐ.
Bước 6: Tạo tiện ích mở rộng quảng cáo
Có 3 tiện ích để bạn có thể sử dụng gồm:
- Tiện ích mở rộng website: Các liên kết nhỏ trong mẫu quảng cáo.
- Tiện ích mở rộng chú thích: Thêm đoạn nội dung chú thích.
- Tiện ích mở rộng cuộc gọi: Hiển thị thêm số điện thoại và khách hàng có click vào gọi trực tiếp.
Nếu bạn muốn thêm tiện ích thì có thể click vào biểu tượng dấu cộng (+). Bạn muốn dùng tiện ích nào thì chỉ cần click vào dấu mũi tên và tiến hành cài đặt là được.
Bước 7: Thiết lập nhóm quảng cáo & từ khóa
Thiết lập nhóm quảng cáo Google
- Loại nhóm quảng cáo: Bạn chọn CHUẨN
- Đặt tên nhóm quảng cáo của mình: Bạn chọn “NHÓM QUẢNG CÁO 1”
- Nhập từ khóa quảng cáo.
- Ở đây bạn cũng có thể thêm các nhóm quảng cáo nếu cảm thấy cần thiết bằng cách nhấp vào biểu tượng dấu “+” để tạo thêm nhóm quảng cáo.
Tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads
- Chọn URL: Bạn có thể chọn quảng cáo đến trang chủ hoặc một trang con nào đó.
- Dòng tiêu đề 1: 30 ký tự (tối đa)
- Dòng tiêu đề 2: 30 ký tự (tối đa)
- Dòng tiêu đề 3: 30 ký tự (tối đa)
- Nội dung mô tả 1: 90 ký tự (tối đa)
>> Sau khi hoàn tất mẫu Google Ads thì click lưu => nhấp TIẾP TỤC.
Bước 8: Viết mẫu quảng cáo Google Adwords
7 điều mà bạn cần xem xét khi viết mẫu quảng Google Ads hiệu quả gồm:
- Dòng tiêu đề
- Cụm từ khóa chính phải xuất hiện 2 lần
- Trình bày rõ ràng dịch vụ/sản phẩm
- Tìm kiếm địa phương
- Lời kêu gọi hành động rõ ràng (Call to action)
- Khuyến mãi
- Thông điệp rõ ràng theo từng chiến dịch.
Bước 9: Cài đặt đối tượng Remarketing
Khách hàng khi tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ trên Google nghĩa là họ đang có nhu cầu mua. Thế nên bạn cần kết hợp cài thêm mục tiêu Remarketing để đảm bảo chiến dịch quảng cáo Google Ads của mình hiệu quả.
Bước 10: Submit xét duyệt quảng cáo
- Khi hoàn thành các bước trên thì bạn chọn TIẾP TỤC.
- Tiếp tục quay lại tài khoản quảng cáo => vào tab CHIẾN DỊCH => click vào chiến dịch mà bạn vừa tạo => vào tiếp quản lý chiến dịch như hình bên dưới.
- Cuối cùng là xem lại chiến dịch quảng cáo Google Ads của bạn và đảm bảo rằng tất cả vấn đề đều được giải quyết thì click vào XUẤT BẢN.
Bước 11: Giám sát và tối ưu chiến dịch
Trong nội dung hướng dẫn chạy Google Adwords có thể thiếu bước giám sát và tối ưu chiến dịch nhưng khi Google xét duyệt và quảng cáo đi vào hoạt động thì hãy bắt đầu theo dõi để có thể tối ưu khi cần nhé.