Chiến lược thương hiệu hiệu quả đem lại cho doanh nghiệp lợi thế lớn trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh.
Phát triển thương hiệu: Hiểu trước, xây sau
“Thương hiệu” thực ra là gì?
Với 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quảng cáo, đồng thời là nhà sáng lập và chủ tịch của trang LogoYes.com – trang web thiết kế logo theo mô hình do-it-yourself (tự tay làm lấy) đầu tiên trên thế giới, ông John Williams cho rằng, hiểu được tầm quan trọng của thuật ngữ “xây dựng thương hiệu” sẽ giúp bạn xây dựng thành công thương hiệu cho chính công ty mình.
Nói một cách đơn giản, thương hiệu chính là lời hứa của bạn đến khách hàng. Nó cho biết họ có thể trông đợi gì từ các sản phẩm và dịch vụ bạn cung cấp, và nó phân biệt bạn với các đối thủ khác. Thương hiệu lấy nguồn gốc từ câu hỏi: Bạn là ai? Bạn muốn trở thành người như thế nào? Và trong mắt mọi người, bạn như thế nào?
Liệu bạn có phải là người dám khác biệt đầy sáng tạo trong lĩnh vực mình hoạt động? Hay dày dạn kinh nghiệm và đáng tin cậy? Sản phẩm của bạn theo tiêu chí giá cao đi đôi với chất lượng, hay giá thấp nhưng mang lại giá trị cao? Bạn không thể chọn cả hai, bạn cũng không thể cung cấp tất cả mọi thứ. Việc bạn là ai dựa trên mức độ khách hàng mục tiêu muốn và cần gì ở bạn.
Nền tảng cho thương hiệu chính là logo. Từ trang web, bao bì đóng gói cho đến chất liệu quảng cáo, tất cả cần được tích hợp vào logo của doanh nghiệp, nhằm truyền tải thông điệp thương hiệu.
Chiến lược và giá trị thương hiệu
Chiến lược thương hiệu là xác định kế hoạch giao tiếp và truyền tải thông điệp thương hiệu với những câu hỏi: làm thế nào, cái gì, ở đâu, khi nào và tới ai. Việc bạn quảng cáo ở đâu là một phần trong chiến lược thương hiệu. Và kênh phân phối cũng là một phần của chiến lược đó. Khi đó, giao tiếp bằng trực quan hay qua lời nói cũng là một phần trong chiến lược.
Xây dựng thương hiệu nhất quán và mang tính chiến lược sẽ tạo ra một thương hiệu mạnh với giá trị cao. Với phần giá trị gia tăng thêm vào các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, bạn có thể ra giá cao hơn so với những sản phẩm tương tự nhưng lại không có thương hiệu. Ví dụ điển hình là Coke và soda thông thường. Coca-Cola đã xây dựng được một thương hiệu có giá trị quá mạnh, vì thế sản phẩm của họ có giá cao hơn, và khách hàng phải trả phần cao hơn đó.
Giá trị gia tăng thực tế lên giá trị thương hiệu thường đi kèm dưới hình thức chất lượng được thừa nhận hoặc gắn kết tình cảm. Ví dụ như Nike, họ liên kết các sản phẩm của mình với các ngôi sao thể thao hàng đầu với mong muốn khách hàng từ việc yêu quý các vận động viên, sẽ thích luôn sản phẩm của họ. Giày của Nike bán chạy không chỉ đơn thuần nhờ tính năng.
Định nghĩa chính mình